Cây trầu bà hợp tuổi nào? Cách trồng và chăm sóc tại nhà

4/5 - (2 bình chọn)
Trầu bà là loại cây cảnh được trồng nhiều trong sân vườn của gia chủ. Nó không chỉ có tác dụng trang trí mà còn mang lại nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy. Vậy cây trầu bà hợp với tuổi nào? Cách trồng và chăm sóc tại nhà ra sao? Hãy cùng sân vườn Xanhou tìm hiểu nhé!

cây trầu bà cạnh cửa sổ

Cây trầu bà là gì?

Cây trầu bà hay còn được gọi là cây vạn niên thanh leo, sắn dây hoàng kim, thạch cam tử hoặc hoàng tam điệp. Nó thuộc họ nhà ráy, cây thân thảo và có hoa. Lá dày mọng nước hình tim và thân cây có màu xanh. Hình thù của hoa cây trầu bà tương đối đặc biệt, có dạng cụm ngắn. Chúng sống trong môi trường bóng râm, ưa nước và được sử dụng bằng phương pháp trồng thủy sinh.

Cây trầu bà là gì

Chính vì vậy, cây trầu bà trở thành biểu tượng trang trí ở trong nhà, sân vườn và không gian nghỉ dưỡng của khách hàng. Nó không những tạo điểm nhấn cho gia ở mà còn mang nhiều ý nghĩa cho người trồng.

Cây trầu bà hợp tuổi nào?

Cây trầu bà hợp với tuổi ngọ. Nó có chức năng che đi những khuyết điểm, tính xấu của những người này và giúp họ thành công hơn trong tương lai. Theo một vài nghiên cứu về mặt phong thủy, người tuổi ngọ rất hay hiếu thắng, sinh hoạt phung phí và trau chuốt cho mình nét hàng nhoáng bên ngoài. Do vậy, họ thường chẳng mấy dư giả.

Cây trầu bà hợp với tuổi nào

Việc đặt cây trầu bà trên bàn làm việc hoặc văn phòng sẽ giúp người tuổi ngọ kìm hãm được sự phung phí của mình, mang lại những dấu hiệu tích cực trong cuộc sống và công danh đủ đầy hơn. Nếu biết cách trồng, chăm sóc cũng như “gieo nhân” đúng quả, những người này sẽ phất lên “như diều gặp gió”, sở hữu tài lộc quanh năm và an khang thịnh vượng.

Mệnh hợp với cây trầu bà

Những người có mệnh mộc thường hợp với cây trầu bà. Bởi lẽ, nó xuất phát từ yếu tố phong thủy và bản chất của người hợp mệnh. Thông thường, những người sở hữu mệnh mộc sẽ biết cách đối nhân xử thế, thiên tài bẩm sinh và chủ động trong mọi tình huống. Vì thế nên, người thuộc cung mệnh này luôn được người khác yêu mến, kính nể.

Mệnh hợp với cây trầu bà

Chính sự bao dung, rộng lượng mà người mệnh mộc thường hay nhận phần thiệt về mình, tin người và không dứt khoát. Thỉnh thoảng họ sẽ gặp một vài rắc rối không thể lường trước. Do vậy, khi trồng cây trầu bà, người mệnh mộc sẽ hóa giải được mọi rủi ro và gặt hái được nhiều may mắn trong sự nghiệp.

Tác dụng của cây trầu bà

Không chỉ mang lại vẻ đẹp tuyệt diệu cho nhà ở và không gian sân vườn, cây trầu bà còn mang lại nhiều tác dụng lớn như:

Tác dụng về phong thủy

Xét về mặt phong thủy, cây trầu bà được biểu tượng cho tài lộc, thịnh vượng, bình an và thành đạt. Khi đặt loại cây này trong nhà, gia chủ sẽ hóa giải được những xui xẻo, rủi ro không mong muốn có thể xảy đến. Đồng thời cảm thấy viên mãn, may mắn và đủ đầy hơn.

Tác dụng về phong thủy của cây trầu bà

Hơn thế, sức sống mãnh liệt và khí chất kiên cường của cây còn đại diện cho khả năng tiềm tàng, vượt qua gian nan. Giúp cho gia chủ vững tin hơn trong chặng đường sắp tới.

Tác dụng trong cuộc sống

Tác dụng của cây trầu bà trong cuộc sống

Bên cạnh tác dụng về phong thủy, cây trầu bà còn mang lại nhiều giá trị trong cuộc sống. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc lọc không khí, đào thải các chất độc bên ngoài môi trường và tránh những bức xạ của điện thoại, tivi hoặc máy tính. Điều này giúp cho khách hàng cải thiện được sức khỏe hằng ngày và mang lại môi trường làm việc trong lành, dễ chịu hơn.

Ý nghĩa 

Như đã nói trên, cây trầu bà có ý nghĩa rất lớn về phong thủy nhà ở và cây cảnh sân vườn. Chúng mang lại nguồn sinh khí mới cho không gian tận hưởng của gia chủ, giảm thiểu những âm khí xảy đến trong gia đình. Với những cây trầu bà leo cột, khách hàng sẽ cảm nhận được tiền tài, may mắn và thịnh vượng ập đến trong phút chốc.

Ý nghĩa của cây trầu bà

Đặc biệt, sức sống bền bỉ và mãnh liệt trong mọi điều kiện thời tiết, khí hậu cũng là nhân tố góp phần rất lớn vào biểu tượng phong thủy của cây trầu bà. Đây là lý do khiến cho loài cây này trở thành “nhân tố” không thể thiếu trong nội thất nhà ở và cây cảnh sân vườn hiện nay.

Các loại cây trầu bà hiện nay

Để có thể lựa chọn được cây trầu bà phù hợp với phong thủy và sân vườn của gia chủ, quý khách có thể tham khảo các loại như sau:

Cây trầu bà đế vương

Trầu bà đế vương là loại cây được trồng phổ biến nhất năm 2022. Nó sở hữu chiếc lá dày lớn, mép lá nguyên và thuôn ở vị trí đầu. Mặt trên của lá nhẵn bóng, có gân nổi lên khiến chúng trở nên nổi bật. Thân cây có đốt thưa, cứng cáp và dạng tảo mộc. Chúng không chỉ có chức năng trang trí mà còn mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Cây trầu bà đế vương

Ngày nay, trầu bà đế vương được chia làm 3 loại chính là đế vương xanh, đế vương đỏ và đế vương vàng. Mỗi một loại đều mang những nét đặc trưng riêng biệt, kích thích nhu cầu sở hữu của khách hàng.

  •       Trầu bà đế vương xanh: Phát triển theo bụi, lá dạng bầu và thon lại ở phía đầu. Lúc non có màu xanh nhạt, sau đó chuyển thành đậm và sẫm màu. Nó phù hợp trưng bày ở mọi vị trí, chiếm trọn trái tim người nhìn ngay từ ánh mắt đầu tiên.
Cây trầu bà đế vương xanh
  •       Trầu bà đế vương đỏ: Lá có dạng hình tim, thuôn dài và dọn ở vị trí đầu. Khi non, chúng có màu đỏ tía, lớn dần có màu xanh lục hoặc đỏ thẫm.
Cây trầu bà đế vương đỏ
  •       Trầu bà đế vương vàng: Là loại cây có màu vàng, lá to dày và đẹp. Bẹ lá xẻ thùy sâu giống như chân vịt, lá lớn ôm lấy thân tạo nên cảm giác bắt mặt cho người nhìn.
Cây trầu bà đế vương vàng

Tùy thuộc vào sở thích cá nhân mà gia chủ có thể lựa chọn trầu bà đế vương khác nhau. Nó góp phần “tân trang” cho khung cảnh nghỉ ngơi của khách hàng.

Cây trầu bà lá xẻ

Không kém cạnh các loại trầu bà đế vương, trầu bà lá xẻ cũng được trồng nhiều trong tiểu cảnh sân vườn hoặc biệt thự sân vườn. Nó mang lại cảm giác độc đáo và cuốn hút cho người chiêm ngưỡng.

Cây trầu bà lá xẻ

Thân cây trầu bà lá xẻ là loại thân thảo, lá cây không liền mạch, có bản to xẻ dọc như tên gọi của chúng. Hoa của loại cây này tập trung thành cụm, dạng mở và có hương thơm dễ chịu. Vào thời kỳ nở rộ, cây trầu bà như vị thần dược giúp cho gia chủ thư giãn, xua tan đi những áp lực mệt mỏi trong công việc hằng ngày.

Cây trầu bà vàng

Cũng gần giống đặc điểm của những cây trầu bà khác. Trầu bà vàng cũng thuộc thân thảo, dạng leo và sở hữu những chiếc lá thuôn dài, đẹp. Mỗi đốt của thân đều có rễ để giúp loại cây này bám chắc vào tường, hút chất dinh dưỡng và sinh trưởng tốt.

Cây trầu bà vàng

Khách hàng có thể trồng cây trầu bà vàng trong chậu, cho leo cột hoặc sử dụng phương pháp thủy sinh. Tuy nhiên, dù bất cứ cách trồng nào, gia chủ cũng nên đặt chúng ở nơi có điều kiện ánh sáng tốt và cho cây ra rễ tự nhiên. Thường xuyên thay nước khi trồng và chăm sóc thủy sinh trong chậu cảnh.

Cây trầu bà trắng

Đúng như trên gọi, cây trầu bà trắng có lá cùng màu, thân mọng nước và chứa nhiều mũ. Bề mặt thân cây nhẵn, không có lông, lúc non mang màu xanh nhạt, chuyển màu khi về già. Độ dày của cây này dao động từ 15 đến 25mm, mọc rễ trên từng khớp cây. Đến giai đoạn trưởng thành cây sẽ tự leo bò trên các loại cây lớn khác. Chúng tự tạo môi trường và sức sống mãnh liệt cho chính mình.

Cây trầu bà trắng

Do vậy, cây trầu bà trắng được trang trí nhiều trong phòng khách, bàn làm việc và trở thành biểu tượng không thể thiếu trong cây cảnh sân vườn của gia chủ.

Cây trầu bà chân vịt

Cây trầu bà chân vịt có kiểu dáng khá độc đáo và thú vị. Lá có nhiều răng cưa, xẻ sâu, mọc xen với nhau tạo thành hình chân vịt. Nó có tác dụng lớn trong quá trình lọc không khí, hút các tia bức xạ và mang lại nhiều may mắn cho người trồng. Đồng thời, với sắc xanh của lá cùng xuống thon dài bí ẩn, cây trầu bà chân vịt thích hợp để trang trí ở những nơi sang trọng, tôn lên vẻ quý phái cho người nhìn.

Cây trầu bà chân vịt

Song song với đó, gia chủ cũng nên kết hợp thêm một vài yếu tố trang trí nhằm giúp cho cây trầu bà chân vịt trở nên ấn tượng và cuốn hút hơn trong mắt người chiêm ngưỡng.

Cây trầu bà thái

Cây trầu bà thái không chỉ sở hữu sức sống mãnh liệt, thích nghi được trong mọi điều kiện khí hậu mà còn mang lại cái nhìn thiện cảm cho khách hàng. Nó sở hữu màu vàng chanh của lá cổ tim và thân hình nhỏ dài, xum xuê.

Cây trầu bà thái

Trong một vài nhận xét về phong thủy, cây trầu bà thái hợp với tất cả các tuổi. Chúng mang lại giàu sang phú quý và sự nghiệp phấp phới cho người trồng.

Các loại cây trầu bà khác

Ngoài tất cả các loại trên thì họ nhà trầu bà cũng bao gồm các loại cây khác như: trầu bà tay phật, trầu bà cánh phượng, trầu bà nam mỹ, trầu bà lỗ và trầu bà cẩm thạch. Mỗi cây đều mang những màu sắc, kiểu dáng và ý nghĩa về mặt phong thủy khác nhau.

Cây trầu bà khác

Tùy thuộc vào nhiều yếu tố, gia chủ có thể lựa chọn các loại cây trầu bà hợp với sân vườn và sở thích của mình. Tuy nhiên, khách hàng cũng nên cân đối giữa tác dụng về mặt phong thủy, lợi ích cuộc sống và không gian trang trí để cây phát huy tốt vai trò.

Cách trồng và chăm sóc tại nhà

Giống như các loại cây lộc vừng, sen đá… cách trồng và chăm sóc cây trầu bà cũng vô cùng đơn giản như:

Cách trồng cây trầu bà

Cây trầu bà có 2 phương thức trồng chính là trồng trong đất và trồng thủy sinh. Mỗi một phương pháp sẽ có những cách thức thực hiện riêng biệt.

        Cách trồng cây trầu bà bằng đất: Trước tiên, khách hàng nên giâm cành bằng cách cắt đoạn ngắn của đốt cây chứa phần rễ từ 5 đến 10cm, sau đó để khô phần cắt và giâm vào đất. Phun sương từ 2 đến 3 lần 1 ngày cho cây trầu bà được sinh sôi, phát triển.

Cách trồng cây trầu bà bằng đất

        Cách trồng cây trầu bà thủy sinh: Tương tự như cách trồng bằng đất, gia chủ cắt phần đốt thân có rễ và lá. Lấy phần này cắm vào trong chậu thủy tinh có nước, để cây ở nơi có bóng râm, nhiệt độ từ 20 đến 25 độ C để cây trầu bà ra rễ và sinh trưởng trong điều kiện thủy sinh.

Cách trồng cây trầu bà thủy sinh

Thời điểm trồng cây trầu bà bằng đất thích hợp nhất là vào mùa xuân, lúc này đốt thân sẽ ra nhiều rễ và phát triển nhanh. Đối với cách trồng thủy sinh, khách hàng có thể trồng ở bất cứ thời điểm, vụ mùa nào mà không phải cân nhắc.

 Cách chăm sóc

Để chăm sóc tốt cho cây trầu bà, gia chủ nên quan tâm những yếu tố như sau:

        Ánh sáng: Nên lựa chọn địa điểm cây có nhiều bóng râm, không cần ánh sáng tốt. Vì cây chủ yếu sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện mát mẻ và ẩm ướt.

        Nhiệt độ: Cây trầu bà thích hợp trong mức nhiệt từ 16 đến 20 độ C. Do vậy, khách hàng cũng cần lưu ý điều này để điều chỉnh nhiệt độ cho cây phù hợp.

Cách chăm sóc cây trầu bà

        Nước: 1 tuần chỉ nên tưới 2 đến 3 lần. Một lần tưới không nên đổ quá nhiều

        Đất trồng: Lựa chọn loại đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và thoát nước nhanh chóng.

Ngoài ra khách hàng cũng nên điều chỉnh liều lượng phù hợp với từng giai đoạn và thời điểm. Không nên sử dụng các yếu tố chăm sóc quá nhiều khiến cây dễ rơi vào tình trạng đốm lá và suy kiệt.

Trên đây là những lý giải về cây trầu bà mà Xanhhou đã tổng hợp và đúc kết lại được. Hy vọng nó sẽ giúp ích được nhiều cho quý khách trong quá trình chọn lựa và chăm sóc cây trồng. 

 

Chia sẻ ngay

Hướng dẫn cách trồng cỏ sân vườn đơn giản, hiệu quả năm 2022

Top 35 mẫu đèn hắt sân vườn đẹp, được ưa chuộng hiện nay

50+ mẫu đèn led sân vườn đẹp, giá rẻ nhất năm 2022

Cây tùng bách có ý nghĩa gì? cách trồng, chăm sóc, giá

65 thiết kế sân vườn nhà ống đẹp, dễ thi công ở mọi vị trí 2022

Cây tùng la hán có ý nghĩa gì? cách trồng chăm sóc, giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *